Web Content Viewer
- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank tham dự hội thảo trực tuyến về “Nông nghiệp Bền vững và Hệ thống Lương thực trong Tiểu vùng Sông Mekong”
08/04/2022
Sáng 8/4/2022, Agribank tham dự hội thảo trực tuyến với chủ để “Nông nghiệp Bền vững và Hệ thống Lương thực trong Tiểu vùng Sông Mekong: Tài chính xanh là một yếu tố then chốt” do Viện nghiên cứu Mekong (MI) phối hợp với Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn Châu Á – Thái Bình Dương (APRACA) tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia của đại biểu đến từ các tổ chức thành viên của Hiệp hội APRACA và một số khách mời từ các tổ chức tài chính quốc tế như: Viện Phát triển Nông nghiệp Quốc tế, Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu, Viện Kỹ thuật Thái Lan... Các diễn giả từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan, Ngân hàng Quốc gia Campuchia, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Viện Phát triển Xanh toàn cầu, Viện Kỹ thuật Nông nghiệp và Quản lý Đổi mới (AGRITEC)… đã tập trung phân tích vai trò của tài chính xanh, tài chính khí hậu và các tác động đến hệ thống lương thực nông nghiệp; phân tích những thay đổi về mặt chính sách để giúp minh bạch hóa khả năng tiếp cận tài chính xanh và tài chính khí hậu của ngành nông nghiệp.
Trong phiên kỹ thuật thứ nhất, bà Phạm Thị Hương Giang, Phó Trưởng Ban Định chế tài chính thay mặt Agribank có bài thuyết trình về các sáng kiến tài chính xanh và tài chính khí hậu trong việc xây dựng tính bền vững của hệ thống nông nghiệp lương thực tại Việt Nam. Bài thuyết trình đã tập trung phân tích thực trạng tài chính xanh và tài chính khí hậu ở Việt Nam và Agribank, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp để tăng cường tính bền vững của hệ thống nông nghiệp và lương thực.
Hiệp hội APRACA được thành lập năm 1977 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác và trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tài chính nông thôn, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tăng cường, nâng cao tính tự chủ, cải thiện phúc lợi cho những vùng nông thôn đói nghèo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay APRACA đã có 88 thành viên đến từ 24 quốc gia trên thế giới. Agribank tham gia APRACA và là Thành viên Ban Điều hành EXCOM từ năm 1991, giữ vị trí Chủ tịch luân phiên từ năm 2008 đến 2010; Đăng cai, chủ trì và tham dự nhiều Hội nghị, hội thảo, diễn đàn của Hiệp hội. Trong năm 2020 - 2021, tuy các hoạt động bị ảnh hưởng do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, APRACA vẫn tổ chức nhiều sự kiện bằng hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia của rất nhiều tổ chức thành viên và các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế. Viện nghiên cứu Mekong là một đối tác quan trọng của Hiệp hội và có sự hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội tại các Quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương.
|
Nguyễn Tuấn Linh
Các tin khác
- Nên tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của ngành Ngân hàng
- Ngành Ngân hàng hội tụ đủ yếu tố để tiên phong chuyển đổi số
- Agribank - Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2022
- Ngân hàng Nhà nước họp báo công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng
- Tài chính toàn diện: Nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau
- Agribank tiếp và làm việc với đoàn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Campuchia (ARDB)
- Agribank đăng cai tổ chức Diễn đàn Chính sách Khu vực và Hội nghị Ủy ban điều hành lần thứ 75 của Hiệp hội các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương
- Chính sách tín dụng góp phần phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì phiên họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
- Thường trực Chính phủ làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương