Web Content Viewer
- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, người lao động Agribank toàn hệ thống
25/01/2023
Từ khi Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 2/2013) quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến nay, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong những thành tựu mà Đảng ta, đất nước ta đạt được có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan Đảng, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng tại Agribank và ngành ngân hàng. Với mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, Agribank luôn thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với công cuộc phòng chống tham nhũng của ngành Ngân hàng nói riêng và đất nước nói chung.
Ngày 9/12 hàng năm là ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng (viết tắt là IACD), được khởi xướng kể từ khi thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003. Đây là sự kiện thường niên do Liên hợp quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ của họ.
Hội nghị Quốc tế Chống tham nhũng lần thứ 20 (IACC 2022) sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10/12/2022 tại Washington DC, Mỹ với chủ đề: “Nhổ tận gốc tham nhũng, bảo vệ các giá trị dân chủ” (Uprooting corruption, defending democratic values) sẽ do Chính phủ Mỹ cùng với Hội đồng IACC và Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) chủ trì, tổ chức.
Theo Ban Tổ chức, trong nhiều năm, hành động chống tham nhũng của các chính phủ không đủ đã khiến chúng ta rơi vào tình huống nguy cấp. Đó là, trong khi chúng ta tiếp tục vật lộn với những hậu quả to lớn và chưa từng có của đại dịch, các chế độ chính trị tham nhũng (kleptocratic) đang gây nguy hiểm cho trật tự toàn cầu. Tham nhũng thúc đẩy những mối đe dọa này, cản trở các phản ứng và gây nguy hiểm cho quyền được sống trong hòa bình và an ninh của mỗi người. Điều này làm cho phong trào toàn cầu chống tham nhũng của chúng ta trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng những thành tựu và tăng tốc động lực trong cuộc chiến vì tương lai mà chúng ta mong muốn. Vì vậy, bây giờ là lúc để hành động và giải quyết tận gốc nạn tham nhũng.
Tại Việt Nam, tham nhũng đã được xác định là một trong 4 nguy cơ đe dọa kéo lùi sự phát triển.
Khi tham nhũng đang trở thành một thách thức mang tính toàn cầu, việc Việt Nam tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng là chủ trương đúng đắn, khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đến nay đã qua chặng đường hơn 10 năm, kể từ ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN “Về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” theo đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày 19/8/2009.
Nhờ tham gia công ước, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là các yêu cầu bắt buộc. Có thể thấy, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật được chú trọng một cách toàn diện ở cả khía cạnh phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng. Kết quả nổi bật cần phải kể đến là việc Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao mức độ tuân thủ Công ước khi có những bước tiến đáng kể trong hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng.
Vào thời điểm ngày 09/12, ở Việt Nam chúng ta cũng hòa chung với không khí trên toàn thế giới và dành sự quan tâm và tuyên truyền đặc biệt để giúp cho toàn xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị thấy rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành tố xã hội trong phòng, chống tham nhũng, đây cũng đồng thời là dịp trao đổi, giới thiệu kinh nghiệm trong quản lý nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng.
Đến nay, Agribank đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Agribank về PCTN,TC&TP, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank là Trưởng Ban Chỉ đạo; Ban Kiểm tra, giám sát nội bộ là đơn vị thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo theo Quy chế số 415/QC-HĐTV-KTNB ngày 13/7/2022 của Agribank. Ban Kiểm tra, giám sát nội bộ đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc về công tác PCTN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN của Agribank như: Phối hợp với các đơn vị để tham mưu cấp có thẩm quyền phổ biến, quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản của Đảng, Nhà nước và của cơ quan cấp trên các văn bản liên quan đến công tác PCTN đến toàn thể viên chức và người lao động trong hệ thống Agribank; Tham mưu ban hành các văn bản triển khai chế độ báo cáo về PCTN theo Hướng dẫn số 25-HD/BNCTW ngày 16/9/2020 và Văn bản số 3205/NHNN-TTGSNH ngày 10/5/2021, công tác kê khai, công khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Văn bản số 704/TTGSNH7 ngày 28/3/2021 về kiểm soát tài sản, thu nhập năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước; Tham mưu Ban Chỉ đạo PCTN&TP tổ chức họp định kỳ để tổng kết công tác PCTN&TP năm 2021, đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác PCTN,TC&TP năm 2022 của toàn hệ thống Agribank; Tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Tổng Giám đốc Agribank ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức cơ sở đảng, đơn vị, cá nhân thuộc Agribank trong việc chấp hành quy định của Đảng, Nhà nước và Agribank nhằm phát hiện, cảnh báo, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tiêu cực, tham nhũng cụ thể: Chương trình công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Ban Chấp hành Đảng bộ Agribank năm 2022; Chương trình kiểm tra, giám sát của BCH, UBKT Đảng ủy Agribank năm 2022, Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2022; Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả PCTN của Agribank định kỳ quý, năm,....
Thực hiện nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) tại Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo, tại công văn số 1251-CV/ĐU-NHNo ngày 16/11/2022, Ban Thường vụ Đảng uỷ Agribank chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị trong hệ thống Agribank tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm quy định pháp luật, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngân hàng; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu để xảy ra các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách, quản lý (nếu có). Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cơ sở rà soát việc triển khai thực hiện Chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của đơn vị đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tiến độ. Tập trung kiểm tra, giám sát vào các lĩnh vực trọng yếu có thể phát sinh vi phạm pháp luật như: Tín dụng, tài chính kế toàn, tiền tệ kho quỹ, quản lý rủi ro, quản lý cán bộ, đầu tư, mua sắm…; xử lý nghiêm cán bộ, lãnh đạo vi phạm, tránh lặp đi, lặp lại các tồn tại, vi phạm trong đơn vị; đảm bảo kỷ cương, kỷ luật kinh doanh, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh. Triển khai thực hiện hiệu quả nội dung kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; đề xuất xử lý các trường hợp chấp hành không nghiêm, không triển khai, không thực hiện kiến nghị, chậm chỉnh sửa, khắc phục, các trường hợp dung túng, bao che, không báo cáo hoặc báo cáo sai lệch kết quả khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Đảng ủy Agribank yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đến các chi, đảng bộ, đảng viên, người lao động các hành vi tiêu cực cần tập trung phòng, chống theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, kiên trì xây dựng văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và người lao động dưới các hình thức phù hợp (thông qua các hội nghị Đảng bộ, Chi bộ; hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng; lồng ghép trong các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động truyền thông qua hệ thống thông tin nội bộ: Website, Fanpage, hệ thống văn bản, E-office, Email nội bộ,… để tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN,TC); khắc phục tình trạng sợ sai, không dám làm, làm việc cầm chừng trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi thì công tác PCTN của Agribank vẫn còn hạn chế nhất định như việc thu hồi, khắc phục tài sản thất thoát do liên quan đến vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, lãng phí rất khó khăn, quá trình điều tra, xét xử, thi hành án một số vụ án kéo dài. Có trường hợp cán bộ suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng việc quản lý chưa chặt chẽ tại đơn vị, phương thức giao dịch ngân hàng điện tử (Internet Banking, E-mobile Banking, liên kết thanh toán với các ví điện tử ...) thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, tội phạm công nghệ cao đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, đặt ra thách thức cho Agribank trong việc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này trong thời đại công nghệ 4.0, bảo đảm thông tin được bảo mật, không bị lộ lọt ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của Agribank.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu hoàn thiện hệ thống chính sách, quy chế, quy định nội bộ đảm bảo tuân tủ quy định pháp luật, thực tiễn hoạt động của Agribank, đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hệ thống Agribank; nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ trong việc chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, ngày 29/11/2022, Tổng Giám đốc đã ban hành văn bản số 11831/NHNo-KTNB về việc triển khai Kế hoạch số 631/HĐTV-KTNB giai đoạn 2022-2023 (Kế hoạch số 631/HĐTV-KTNB ngày 31/8/2022 của Hội đồng thành viên Agribank về Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” tại Agribank giai đoạn 2021-2025). Trong đó, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật nâng cao đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên thông tin cho cán bộ, nhân viên về những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí tại Agribank. Xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Agribank. Vận động cán bộ, nhân viên tích cực phòng chống, ngăn chặn, phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong Agribank nhằm góp phần đảm boả an ninh, an toàn, hoạt động của Agribank. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Agribank, đảm bảo thông tin được công bố kịp thời, đầy đủ, chính xác; công khai các quy trình, thủ tục giao dịch với khách hàng tại các điểm giao dịch nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Để công tác phòng ngừa và đấu tranh PCTN trong hệ thống Agribank đi vào thực chất và ngày càng phát huy hiệu quả, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là:
Thứ nhất, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về công tác PCTN&TP đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong hệ thống Agribank; tiếp tục tuyên truyền, tập huấn Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 và các văn bản pháp luật về PCTN, Hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ban chỉ đạo TW về phòng chống, tham nhũng, tiêu cực (HD số 25-HD/BCĐTW ngày 1/8/2022), các Nghị quyết, Chương trình, văn bản chỉ đạo của Trung ương về PCTN; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp đến cán bộ, nhân viên, người lao động để ngăn ngừa, phòng chống các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, tội phạm xảy ra.
Thứ hai, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu đơn vị trong công tác PCTN,TC&TP. Gắn công tác PCTN,TC&TP với việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01/12/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Chương trình hành động số 04-CTr/BNCTW ngày 28/4/2022 của ngành Nội chính Đảng thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ công tác nội chính, PCTN, tiêu cực, cải cách tư pháp và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN cho cán bộ toàn hệ thống Agribank; lồng ghép trong các Hội nghị tổng kết, sơ kết, giao ban và các chương trình đào tạo tập trung hàng năm của Agribank.
Thứ tư, hoàn thành Kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn hệ thống năm 2022 tập trung vào các lĩnh vực, nghiệp vụ trọng yếu, dễ phát sinh rủi ro như: Tổ chức cán bộ, tín dụng, tài chính kế toán, kho quỹ,...; phối hợp với các Cơ quan thanh tra, kiểm toán để phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm quy định pháp luật, hành vi tham nhũng trong hoạt động ngân hàng; xử lý nghiêm cán bộ, lãnh đạo vi phạm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật kinh doanh trong toàn hệ thống Agribank.
Thứ năm, thường xuyên cập nhật thông tin, cảnh báo rủi ro và hành vi tiêu cực, tham nhũng và tội phạm xảy ra tại các Tổ chức tín dụng để thông báo kịp thời trong toàn hệ thống, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phòng tránh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng và tội phạm trong nội bộ Agribank.
Thứ sáu, tiếp tục bổ sung, sửa đổi các quy chế quản trị điều hành, quy chế, quy trình nghiệp vụ ngân hàng, tập trung hoàn thiện các quy chế về hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng quy định Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; quy chế liên quan đến PCTN theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019. Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của Agribank.
Thứ bảy, tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ về công tác tổ chức, cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong tình hình mới về mô hình tổ chức, mạng lưới; bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ; thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, quy trình nghiệp vụ.
Thứ tám, chủ động phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phổ biến, cảnh báo hành vi phạm tội, thủ đoạn gây án trong hoạt động ngân hàng; cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của các đối tượng phạm tội để phục vụ công tác điều tra theo đúng quy định của Agribank; chuyển hồ sơ các vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự sang Cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật, Agribank; phối hợp cơ quan bảo vệ pháp luật để đẩy nhanh việc xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng.
Thứ chín, tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng đạo đức cán bộ; khuyến khích và có chế độ khen thưởng người lao động phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị; chỉ đạo và xử lý, giải quyết đơn thư kịp thời, đúng quy định, … nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống Agribank.
Việc Agribank tổ chức triển khai tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN trong thời gian qua đã từng bước tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên người lao động về công tác phòng ngừa, đấu tranh PCTN, TC, lãng phí trong hệ thống Agribank; góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong hệ thống Agribank, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, người lao động vào môi trường làm việc dân chủ, công khai, minh bạch; đồng thời thôi thúc xây dựng và thực hành đạo đức liêm chính, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động Agribank trên toàn hệ thống, từ đó tạo động lực để cán bộ, đảng viên, người lao động Agribank tâm huyết, trách nhiệm cống hiến, giữ gìn và bảo vệ uy tín thương hiệu Agribank, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Agribank.
Các tin khác
- Hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái, thù địch lần thứ Ba, năm 2023
- Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy làm việc định kỳ với Công đoàn Agribank
- Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác
- Đảng bộ Agribank đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải búa liềm vàng) lần thứ VIII - năm 2023
- Đảng ủy Agribank ban hành kế hoạch “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023
- Đảng ủy Agribank tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc theo Quy định của Ban Bí thư
- Hội nghị Ban Chỉ đạo Agribank về phòng, chống tham nhũng và tội phạm
- Đảng ủy Agribank tham dự Hội thảo "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương"
- Đảng ủy Agribank tổ chức học tập, nghiên cứu nội dung cuốn sách về phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng