Web Content Viewer
- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank đồng hành phát triển bền vững ngành cà phê, trà Việt Nam
19/05/2025
Ngày 17/5/2025, Chương trình "Tôn vinh cà phê, trà Việt" lần 3 – 2025 do báo Người Lao Động tổ chức đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Agribank là đơn vị đồng hành cùng chương trình.
Theo số liệu từ Ban tổ chức chương trình, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới về diện tích cà phê và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Cà phê Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành cà phê đóng góp khoảng 4% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 1 triệu hộ nông dân.
Đối với ngành chè, Việt Nam cũng đứng thứ 7 thế giới về sản xuất chè và đứng thứ 5 về xuất khẩu chè. Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 145 nghìn tấn chè, trị giá 256 triệu USD. Tuy nhiên, ngành chè vẫn còn nhiều hạn chế như giá xuất khẩu chè Việt Nam chưa bằng 70% so với giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu từ cây chè Việt Nam chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp.
Ngành cà phê và chè của Việt Nam được đánh giá là còn tiềm năng và cơ hội rất lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức từ biến động thị trường, hàng rào thuế quan, biến đổi khí hậu, chiến tranh thương mại…
Hội thảo "Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu" thảo luận nhiều vấn đề nóng của ngành cà phê, trà Việt Nam
Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra hiện nay là làm thế nào để tăng trưởng xuất khẩu cà phê bền vững, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho người trồng, cho doanh nghiệp, cho đất nước? Làm thế nào để ngành chè có được sự đột phá, xứng tầm với vị trí thứ 5 thế giới về trữ lượng chè mà Việt Nam đang có? Đây cũng chính là những nội dung được trao đổi tại hội thảo "Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu" diễn ra ngay sau lễ khai mạc chương trình.
Cụ thể, tại hội thảo, các cơ quan quản lý, các địa phương, chuyên gia, hiệp hội, thương hiệu cà phê, trà… đã chỉ ra những điểm nghẽn của ngành trà, cà phê Việt Nam, đồng thời nêu lên những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những điểm nghẽn này. Nổi bật là vấn đề tổ chức lại sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu như tín chỉ carbon, chống phá rừng; đẩy mạnh chế biến sâu để nâng cao giá trị…
Với vai trò là đơn vị đồng hành của chương trình, Agribank tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành cà phê, trà Việt Nam. Hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho ngành cà phê đã và đang được Agribank triển khai. Các chính sách tín dụng ưu đãi của Agribank hướng đến toàn bộ chuỗi giá trị cà phê, từ trồng mới, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Đối với hoạt động trồng mới và chăm sóc, các chương trình cho vay ưu đãi của Agribank hỗ trợ nông dân đầu tư vào giống cà phê chất lượng cao, ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và nâng cấp hệ thống tưới tiêu hiện đại. Chính sách này giúp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, ưu đãi về tái canh cà phê là một trong những chương trình trọng điểm của Agribank với việc hỗ trợ người dân cải tạo vườn cà phê già cỗi bằng các giống mới có năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt. Các gói vay trung và dài hạn có lãi suất ưu đãi, kèm theo thời gian phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê, giúp nông dân có đủ thời gian phục hồi sản xuất trước khi bước vào giai đoạn thu hoạch.
Trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cà phê, Agribank hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ chế biến sâu, từ cà phê rang xay, hòa tan đến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, các gói tài trợ thương mại và bảo lãnh thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó góp phần gia tăng giá trị cho cà phê Việt Nam.
Từ năm 2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với vai trò là ngân hàng thương mại chủ lực đầu tư cho “Tam nông”, Agribank luôn dành khoảng 65% tổng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao không còn là lựa chọn, mà là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới. Đón đầu xu hướng này, Agribank không ngừng gia tăng tỷ trọng cho vay phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao. Trong thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tín dụng xanh, hỗ trợ mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.
Thu Hiền – VPMN
Các tin khác
- Đồng hành cùng người nông dân kiên trì gây dựng cơ nghiệp
- Agribank Vĩnh Long - Gắn kết vốn tín dụng với phát triển vùng nguyên liệu và thị trường xuất khẩu
- Agribank với phát triển kinh tế tư nhân - Trái ngọt từ vốn tam nông
- Phát động Giải báo chí Toàn quốc về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" lần thứ III năm 2025
- Agribank đồng hành phát triển bền vững ngành cà phê, trà Việt Nam
- Agribank đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
- Trợ lực cho “đất thép” vươn mình
- Đồng vốn Agribank động lực cho khởi nghiệp thành công
- Khẳng định vai trò cung ứng vốn chủ lực cho Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao
- Agribank sẵn sàng đồng hành cùng ngành lúa gạo phát triển bền vững