Web Content Viewer
Actions- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank chủ động, tích cực triển khai các giải pháp cho vay phát triển nhà ở xã hội
12/09/2024
Ngày 12/9/2024, tại Hà Nội, Agribank tham dự Tọa đàm "Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức. Tọa đàm được tổ chức nhằm đẩy nhanh tiến độ thực thi Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100 về nhà ở xã hội, đồng thời tiếp tục đóng góp hữu ích vào quá trình hoàn thiện chính sách về nhà ở xã hội.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tính đến nay, cả nước đã hoàn thành xây dựng 195.000 căn nhà ở xã hội và có khoảng 374.000 căn đã được chấp thuận đầu tư và khởi công, cấp phép xây dựng.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn một số hạn chế. Trong đó phải kể đến việc nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, hầu hết các địa phương không đạt chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội đặt ra. Giá nhà ở xã hội cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng. Tỷ lệ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị thấp. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp, chưa huy động được mạnh mẽ nguồn lực xã hội tham gia...
Toàn cảnh Tọa đàm "Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới"
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở cho người dân, tháng 5 vừa qua, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Chỉ thị 34 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại khu vực đô thị.
Trước đó, tại Kỳ họp tháng 10.2023, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đồng bộ để phát triển nhà ở xã hội, trước hết là nhằm thực hiện Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030. Tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở năm 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100 sẽ giúp khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phát triển và quản lý nhà ở xã hội; có nhiều chính sách ưu đãi hơn cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các chủ thể liên quan, gồm cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người thụ hưởng. Điều quan trọng là phải nhanh chóng đưa các chính sách, quy định mới này vào cuộc sống.
Đặc biệt, tại Kỳ họp vào tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về Báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Trong đó, với nhà ở xã hội, mục đích giám sát là đánh giá khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023. Không chỉ xác định các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, cuộc giám sát còn nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã làm rõ những điểm mới, phân tích tác động các quy định mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, các đại biểu tiếp tục phản ánh về những vướng mắc chưa được tháo gỡ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nhà ở xã hội và tiếp cận nhà ở xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển nhà ở xã hội.
Agribank luôn chủ động, tích cực triển khai các giải pháp cho vay phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ người dân
Agribank luôn chủ động, tích cực triển khai các giải pháp cho vay phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ người dân. Ngay từ đầu năm 2023, Agribank đã có văn bản chỉ đạo các chi nhánh áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó giảm lãi suất tối đa 3%/năm đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản còn dư nợ đến thời điểm 31/01/2023. Đặc biệt, ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đồng thời phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, Agribank đã cùng các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tích cực tham gia xây dựng chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho phân khúc bất động sản nhà ở xã hội.
Đến 31/8/2024, Agribank là ngân hàng thương mại dẫn đầu về công tác triển khai cho vay trong số các ngân hàng đã tham gia Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng. Trong đó, Agribank đã phê duyệt 13 dự án nhà ở xã hội đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện vay vốn tại Điều 25 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, được công bố theo quy định của Bộ Xây dựng tại các tỉnh Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam, Kiên Giang với tổng số tiền phê duyệt là 3.065 tỷ đồng. Trong đó Agribank đã cho vay tại 08 dự án và 145 khách hàng là người mua nhà và 05 dự án còn lại tại các tỉnh Bình Định, Hải Phòng, Lâm Đồng, Thái Nguyên sẽ được sớm giải ngân trong thời gian tới. Bên cạnh đó số lượng dự án Agribank đang tiếp cận và dự kiến tiếp cận là 12 dự án, số tiền dự kiến đề xuất trên 5.200 tỷ đồng.
Đồng chí Lê Văn Tuấn - Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank - chia sẻ tại Tọa đàm "Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới"
Tại Agribank, lãi suất ưu đãi của chương trình được điều chỉnh 6 tháng/lần. Hiện nay, lãi suất áp dụng đến hết ngày 31/12/2024 đối với chủ đầu tư là 7,0%/năm và đối với người mua nhà là 6,5%/năm. Thời gian ưu đãi lãi suất đối với chủ đầu tư là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu, còn đối với người mua nhà là 5 năm.
Agribank luôn chủ động tiếp cận, làm việc với Sở Xây dựng, Ban ngành tại địa phương nắm bắt nhu cầu đầu tư vốn của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt danh mục các dự án và các khó khăn vướng mắc của các dự án về hồ sơ pháp lý để kịp thời tháo gỡ và triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng hiệu quả, đúng đối tượng, điều kiện, tuân thủ cơ chế tín dụng hiện hành.
Để để các chính sách về nhà ở xã hội thực sự đi vào cuộc sống, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội được khơi thông, cần sự chung tay vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt các thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện; ưu tiên tỷ lệ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị… Những nỗ lực triển khai và kết quả ban đầu của Agribank đã góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đi đôi với kiểm soát rủi ro; tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp sở hữu nhà ở đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế.
Thanh Bình
Các tin khác
- Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển đất nước phồn vinh
- Chính sách của ngân hàng luôn hướng đến doanh nghiệp, người dân
- Agribank đồng hành cùng "Ngày Thẻ Việt Nam 2024" – Tạo động lực cho thanh toán số phát triển
- Agribank tổ chức Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của Chi nhánh
- Agribank đồng hành cùng ngày Thẻ Việt Nam 2024
- Agribank đồng hành cùng Hội thảo An toàn thông tin trong Chuyển đổi số
- Ngành Ngân hàng quyết liệt hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
- Ngành Ngân hàng quyết liệt triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng do bão
- Ngân hàng đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sau bão
- Agribank chủ động, tích cực triển khai các giải pháp cho vay phát triển nhà ở xã hội