Web Content Viewer
- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Ngân hàng cảnh báo chèn sóng tung tin nhắn giả
15/09/2022
Trước nạn tin nhắn giả mạo ngân hàng ngày một nhiều, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo, người dùng điện thoại di động thận trọng trước khi bấm vào các đường link không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, số lượng người dùng các công cụ tài khoản internet banking, mobile banking và ứng dụng ngân hàng số, ví điện tử ngày một nhiều. Số liệu thống kê của NHNN Việt Nam cho biết, 70% người trưởng thành hiện nay có tài khoản ngân hàng, tốc độ tăng trưởng giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm đạt hơn 90%. Nhiều ngân hàng hiện nay trên 90% giao dịch với khách hàng qua kênh số, từ mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng đến chuyển tiền, gửi tiết kiệm… Lợi dụng điều đó, giới tội phạm mạng cũng đẩy mạnh các hành vi lừa đảo để trục lợi.
Ngân hàng SCB cho biết gần đây xuất hiện đối tượng lừa đảo mạo danh SCB gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của người dùng đã bị khóa hoặc đăng nhập ở một thiết bị khác; hoặc thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… kèm theo đường dẫn (link) đính kèm yêu cầu đăng nhập tên người dùng (user), mật khẩu, mã xác thực bảo mật OTP, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng điện tử của người dùng.
Ảnh minh họa
Theo đó, đối tượng lừa đảo sử dụng thiết bị phát sóng để chèn tin nhắn giả mạo thương hiệu các ngân hàng gửi xen lẫn các tin nhắn giao dịch, biến động số dư… nên dễ khiến người dùng hiểu nhầm.
Ngân hàng này khuyến cáo khách hàng không bấm vào link cung cấp trong tin nhắn SMS, kể cả đường dẫn được gửi từ tên thương hiệu ngân hàng. Nếu người dùng lỡ bấm vào link lừa đảo thì có thể thao tác bằng cách nhập sai mật khẩu đăng nhập vào ngân hàng điện tử 5 lần để hệ thống tự động khóa ứng dụng nhằm hạn chế kẻ gian lấy cắp thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài của ngân hàng.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin - Truyền thông, lợi dụng cơ chế thông tin di động GSM, các đối tượng sử dụng trạm phát sóng giả mạo (IMSI Catcher) phát tín hiệu mạnh; trong khi điện thoại di động luôn có xu hướng tìm sóng mạnh nhất để bắt sóng. Khi đã kết nối, chúng dùng thiết bị SMS Broadcaster, nhiều thiết bị có tính năng này đã dính tin nhắn lừa đảo. Theo Cục An toàn thông tin, những thiết bị phát sóng giả mạo được mua từ nước ngoài và sử dụng trái phép tại Việt Nam. Các đô thị lớn hiện nay là mục tiêu hàng đầu của những hành vi tin nhắn lừa đảo này.
Theo các chuyên gia công nghệ, ngân hàng là một trong những mục tiêu hàng đầu những kẻ lừa đảo nhắm đến để lấy cắp dữ liệu điều hướng dòng chuyển tiền và thanh toán sang tài khoản khác để lấy cắp. Trước nạn tin nhắn giả mạo ngân hàng ngày một nhiều, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo, người dùng điện thoại di động thận trọng trước khi bấm vào các đường link không rõ nguồn gốc.
Trong bối cảnh gia tăng sử dụng ngân hàng di động, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky cảnh báo sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công nhắm vào các thiết bị Android và iOS. Ông Suguru Ishimaru - Nhà nghiên cứu về phần mềm độc hại của Nhóm Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (GReAT) tại Kaspersky cho biết, các phần mềm mã độc (Anubis và Roaming Mantis) có thể đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng của người dùng thông qua các tin nhắn lừa đảo được gửi qua SMS và một mã độc ngân hàng di động khác.
Nhận thức rõ những rủi ro này, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022 về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu phải tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu tăng cường và nâng cao công tác giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; công tác an ninh, an toàn, bảo mật trong các hoạt động thanh toán, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của NHNN. Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan trọng; kịp thời cảnh báo, khuyến nghị về các vấn đề rủi ro cũng như các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn. Đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải đẩy mạnh phổ biến kiến thức, thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn trước những rủi ro an ninh mạng, các thủ đoạn, hành vi tội phạm, lừa đảo trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán.
Với các TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu triển khai mạnh mẽ các giải pháp đảm bảo an toàn thanh toán và bảo vệ khách hàng trước các thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi. Đồng thời phải nâng cao cảnh giác cho khách hàng, đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận diện và xử lý rủi ro cho cán bộ nhân viên trong hệ thống.
Theo thoibaonganhang.vn
Các tin khác
- Cần những giải pháp tổng thể tăng sức cầu của nền kinh tế
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh lãi suất điều hành
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%
- VNBA phát huy vai trò cầu nối, nâng cao vị thế
- Lan tỏa chuyển đổi số trong và ngoài ngành Ngân hàng
- Agribank tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 56 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
- Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Thư chúc mừng của Thống đốc NHNN nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
- Agribank tham gia Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Đức và Na Uy
- Ngành Ngân hàng quyết tâm thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng