Web Content Viewer
- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank tăng tín dụng, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long
24/01/2023
Năm 2022, Agribank đã đầu tư tín dụng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hơn 217.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2021. Trong tháng 12, Agribank sẽ dành khoảng 2.000 tỷ với lãi suất giảm 20% so với lãi suất bình thường để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản.
Thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản khu vực ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. Khu vực này đóng góp khoảng 95% lượng gạo, gần 65% lượng thủy sản nuôi trồng và gần 70% các loại trái cây xuất khẩu, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản tại ĐBSCL lâm vào tình cảnh khó khăn về nguồn vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước (Ảnh minh họa)
Ngày 5/12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn.
Mới đây, ngày 13/12/2022, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị “Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tổ chức hội nghị lần này nhằm mục tiêu trao đổi, chia sẻ kết quả đạt được của các doanh nghiệp trong khu vực, đồng thời nhận diện, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, nắm bắt nhu cầu vốn của doanh nghiệp và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Theo báo cáo tại Hội nghị, kết quả hoạt động ngân hàng tại khu vực ĐBSCL tính đến cuối tháng 11/2022 đạt các chỉ tiêu: Huy động vốn đạt 718.905 tỷ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021; dư nợ đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cuối 2021. Tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.
Một số mặt hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có mức tăng trưởng tín dụng cao. Trong đó, dư nợ ngành thủy sản đạt hơn 112.000 tỷ đồng, tăng 16%, chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc. Dư nợ ngành lúa gạo đạt hơn 89.000 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Dư nợ ngành rau quả đạt 19.000 tỷ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc. Kết quả này cho thấy dòng vốn tín dụng của ngành ngân hàng đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của ĐBSCL.
Agribank ưu tiên tín dụng cho khu vực ĐBSCL
Tại Hội nghị, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Agribank chia sẻ, tăng trưởng tín dụng mà Agribank ưu tiên cho khu vực ĐBSCL trong năm 2022 là 11,6%, tương đương khoảng 23.000 tỷ đồng, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của toàn hệ thống. Đến nay, Agribank đã đầu tư tín dụng cho khu vực này hơn 217.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2021, chiếm 15% tổng dư nợ của Agribank.
Đáng chú ý, mặc dù thị phần tín dụng của Agribank tại khu vực ĐBSCL chỉ chiếm 22,6% nhưng thị phần tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm tới 40%. Dù hạn mức tín dụng không còn nhiều, nhưng tháng 12/2022, Agribank sẽ dành 2.000 tỷ với lãi suất giảm 20% so với lãi suất bình thường để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ĐBSCL.
Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn.
Là ngân hàng thương mại chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank luôn dành trên 60% tổng dư nợ nền kinh tế đầu tư phát triển “Tam nông”. Nguồn vốn Agribank chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.
Đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã triển khai một số chương trình như: Cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015 đạt 908.000 tỉ đồng, trong đó khu vực ĐBSCL là 152 tỉ đồng; cho vay theo các quyết định của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt 607 tỉ đồng, trong đó khu vực ĐBSCL là 300 tỉ đồng; cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67/2014 đạt 1.108 tỉ đồng, trong đó khu vực ĐBSCL là 276 tỉ đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP đạt 553 tỉ đồng, trong đó khu vực ĐBSCL là 56 tỉ đồng…
Agribank là ngân hàng thương mại chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn.
Lợi thế mạng lưới rộng lớn ở khu vực ĐBSCL (bao gồm 17 chi nhánh loại I, 145 chi nhánh loại II và 145 phòng giao dịch cùng hơn 5.200 cán bộ); không ngừng cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại; quy mô tín dụng có mức tăng trưởng khá tốt và ổn định trong 10 năm qua, Agribank luôn là điểm tựa kinh tế đáng tin cậy của doanh nghiệp và người nông dân trên từng chặng đường phát triển.
Phương Liên
Các tin khác
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh lãi suất điều hành
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%
- VNBA phát huy vai trò cầu nối, nâng cao vị thế
- Lan tỏa chuyển đổi số trong và ngoài ngành Ngân hàng
- Agribank tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 56 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
- Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Thư chúc mừng của Thống đốc NHNN nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
- Agribank tham gia Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Đức và Na Uy
- Ngành Ngân hàng quyết tâm thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
- 60 NĂM VCCI: Tự hào tiên phong vì cộng đồng doanh nghiệp