Web Content Viewer
- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Cần những giải pháp tổng thể tăng sức cầu của nền kinh tế
05/06/2023
Trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay từ 14% đến 15%, tín dụng vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng, trong 5 tháng đầu năm, tín dụng tăng thấp, rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Ngoài giải pháp ngành Ngân hàng, giải pháp tăng sức cầu của nền kinh tế rất quan trọng.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà tại Họp báo Chính phủ
Đó là thông tin được Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà chia sẻ tại Họp báo Chính phủ thường kì tháng 5/2023 chiều 3/6/2023.
Theo Phó Thống đốc, chỉ tiêu tín dụng đầu năm nay NHNN đã công bố tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15% và cũng đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng có kế hoạch tăng trưởng trong năm.
Về tình hình tín dụng, Phó Thống đốc cho biết, đến hết tháng 5, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,3 triệu tỉ đồng, mức tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022.
Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng thì tăng trưởng mới được khoảng 35% so với mức NHNN đã giao. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần tăng khoảng 50% mức được giao. Như vậy cả 2 nhóm này chiếm khoảng 91% thị phần tín dụng, vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm.
“Nhìn lại năm 2022, thời điểm này năm ngoái tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của NHNN không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, năm nay nhích hơn một chút, từ 14% đến 15% mà tín dụng tăng thấp như thế, rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, yếu hơn đáng kể so với năm ngoái” – Phó Thống đốc nhận định.
Theo Phó Thống đốc, có 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, với các doanh nghiệp sản xuất, đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do thiếu đơn hàng dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng.
Thứ ba, liên quan đến tín dụng bất động sản, nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, trong đó có khó khăn về pháp lí, ít có dự án mới triển khai, do vậy nhu cầu tín dụng đối với bất động sản cũng giảm sút.
Trước thực trạng, nguyên nhân trên, Phó Thống đốc có nêu một số giải pháp.
Thứ nhất, đối với ngành Ngân hàng, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Sau rất nhiều động thái điều hành của NHNN từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất cũng đã giảm, số liệu gần đây cho thấy lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022). “Với số liệu như thế này, chúng tôi tin tưởng rằng mặt bằng lãi suất đang giảm và cũng sẽ giảm trong thời gian tới” – Phó Thống đốc nói.
Thứ hai, đối với khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ cho nên NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức triển khai quyết liệt chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có đối với doanh nghiệp” – Phó Thống đốc chia sẻ. Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện. “Rõ ràng, hệ thống ngân hàng huy động vốn để cho vay, cho nên những khách hàng đủ điều kiện chắc chắn sẽ tiếp cận được vốn tín dụng” – ông nói thêm.
Thứ ba, ngoài giải pháp ngành ngân hàng, giải pháp tăng sức cầu của nền kinh tế rất quan trọng. Do vậy, các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ, thị trường bất động sản, qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
Theo sbv.gov.vn
Các tin khác
- Ngành Ngân hàng quyết tâm cao đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất
- Đoàn công tác Agribank tham gia Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên năm 2023 của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB)
- Lừa đảo Deepfake: "Tôn hành giả, giả hành tôn" giữa thời công nghệ
- Agribank đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam 2023
- Đoàn công tác Agribank tham dự hội thảo các nhà lãnh đạo toàn cầu ESG tại Thượng Hải, Trung Quốc
- Agribank kỳ vọng góp phần thúc đẩy kinh tế số Việt Nam
- Agribank tham dự diễn đàn chính sách khu vực và Hội nghị ủy ban điều hành lần thứ 76 của Hiệp hội các tổ chức tín dụng nông nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Trung Quốc
- Điểm tựa tài chính cho người dân, doanh nghiệp
- Tín dụng lâm, thủy sản kịp cho mùa cao điểm
- “Làn sóng số” Agribank